Nữ vương Yoshiko

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Yoshiko
Cát Tử Nữ vương (吉子女王)
Thông tin chung
Sinh(1804-10-28)28 tháng 10 năm 1804
Mất27 tháng 1 năm 1893(1893-01-27) (88 tuổi)
Tokyo
An tángĐền Zuiryuzan, Mito, Ibaraki
Phối ngẫuTokugawa Nariaki
Hậu duệYoshiatsu (ja) (con cả)
Yoshinobu (con thứ ba).
Hoàng tộcthuộc Mạc phủ Tokugawa as:
* Ieyoshi (đời thứ 12, anh chồng),
* Yoshinobu (đời thứ 15).
Feudal lords as:
* Yoshiatsu, thuộc lãnh địa Mito
* Tsuchiya Tsugunao, thuộc lãnh địa Tsuchiura (con nuôi)
* Akitake, gia tộc Shimizu-Tokugawa(con nuôi)
Thân phụThân vương Taruhito
(bà là con gái thứ 12 và là con gái út)
Thân mẫuAndo Kiyoko
Nghề nghiệpNữ vương thuộc Hoàng thất Nhật Bản
Phu nhân của Lãnh chúa Tokugawa Nariaki của lãnh địa Mito
Tôn giáoPhật giáo

Nữ vương Yoshiko (28 tháng 10 năm 1804 – 27 tháng 1 năm 1893) là em gái của vương tước Tsunahito thuộc nhánh Hữu Tê Xuyên cung (Arisugawa-no-miya), một trong những nhánh họ của Hoàng thất Nhật Bản. Bà kết hôn với Tokugawa Nariaki, lãnh chúa đời thứ 9 của lãnh địa Mito. Bà là mẹ của vị lãnh chúa đời thứ 10 là Yoshiatsu và là mẹ của Tokugawa Yoshinobu, vị Tướng quân thứ 15 và cũng là cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nữ vương Yoshiko là con gái thứ mười hai và là con gái út của Vương tước Taruhito với thị nữ Ando Kiyoko. Thuở nhỏ và trước khi được gả đến thành Edo, bà được gọi bằng ấu danh là Đăng Mỹ Cung (登美宮 Tomi no miya?). Sau khi chồng qua đời, bà được ban pháp danh là Trinh Phương Viện (貞芳院 Teihoin?), về sau bà được mọi người tôn kính gọi bằng thụy hiệu là Văn Minh Phu nhân (文明夫人 Bummei fujin?) khi bà qua đời vào năm 1893 ở tuổi 89 tại Tokyo. Bà được an nghỉ tại đền Zuiryusan, ngôi đền riêng của gia tộc Mito ở tỉnh Ibaraki.[1]

Một trong những chị gái của bà là Nữ vương Takako, đã kết hôn với vị tướng quân thứ mười hai là Tokugawa Ieyoshi, và những người khác đã kết hôn với các lãnh chúa, một người là vợ của lãnh chúa Asano Narikata của lãnh địa Hiroshima, một người làm dâu cho gia tộc Mori cai trị lãnh địa Chōshū.[2] [3] Năm 1830, năm 27 tuổi, Nữ vương Yoshiko đính hôn với Nariaki, khi ấy đã 37 tuổi và vừa trở thành người thừa kế tước vị Lãnh chúa. Nữ vương Takako, chị gái của Yoshiko là vợ của Tướng quân, được cho là đã sắp xếp cuộc hôn nhân này cho bà, và bà đã ghi chép về nhận xét của Thiên hoàng Ninkou rằng gia tộc Mito đã nổi danh cả về chính trị lẫn giáo dục kể từ khi vị Lãnh chúa tiền nhiệm của Nariaki vẫn đang tại vị. Gia tộc Mito cũng được nhiều người biết tới với việc ủng hộ chế độ phong kiến trong nhiều thế hệ, và Thiên hoàng đã sắp xếp cho quận chúa Yoshiko kết hôn với một lãnh chúa trung thành với chế độ phong kiến.[4]

Khi Nữ vương Yoshiko được gả đến Edo với thân phận mới là vợ của một samurai, bà đã mặc trang phục truyền thống của hoàng thất trong nhiều tuần sau khi kết hôn: bà đã mặc và chụp một bức chân dung khi đang mặc áo choàng Kosodehakama. Trong một bức thư được đi kèm với bức chân dung đó, Nariaki chỉ gọi vợ mình là Yoshiko chứ không kèm theo tước hiệu của bà trong Hoàng thất trước khi kết hôn hay những cái tên khác. Nariaki có bốn người vợ, họ đã sinh cho ông 37 người con, và Yoshiko đã hạ sinh người con trai đầu tiên cho ông (ja), bà cũng đã sinh hạ người con trai thứ bảy, tức Tướng quân Tokugawa Yoshinobu sau khi một đứa con của bà chết non, về sau bà đã sinh hạ người con gái út của Nariaki.

Yoshiko được biết đến là người thông thạo các bộ môn nghệ thuật, đặc biệt là bà vô cùng xuất sắc về thư đạo với việc sáng tác những bài thơ waka truyền thống của Nhật Bản cũng như về bộ môn thư pháp gia truyền của gia tộc Arisugawa. Thêu thùa và chơi đàn koto và đàn hichiriki là một trong những thú vui tao nhã của bà, [a] low [b] Sau khi bà chuyển từ vùng Mito đến sống ở Thành Edo, bà thường câu cá dưới dòng sông trong lâu đài.[6]

Vì vốn là em dâu của Ieyoshi, vị tướng quân đời thứ mười hai và từng là một công chúa hoàng gia, những vị chức sắc có thứ bậc cao hơn bao gồm Ii Naosuke và những người ủng hộ ông trong Thành Edo được cho là sẽ để mắt đến bà nếu bà sẽ trở thành cố vấn cho Tướng quân và Thiên hoàng và đưa ra lời khuyên cho họ về các vấn đề chính trị. [c] Trong khi đó, Nariaki bị buộc tội tham gia phong trào lật đổ chế độ Mạc phủ trong cuộc thanh trừng Ansei, sau đó ông đã bị giam giữ vĩnh viễn ở Mito vào năm 1859, và phải mất ba tháng để được sự đồng ý từ chính quyền cho phép ông chuyển từ Edo đến sống ở Mito. Năm sau, Nariaki qua đời. Yoshiko theo phong tục của một góa phụ samurai thời đó, bà quyết định xuống tóc quy y với pháp danh Trinh Phương Viện (貞芳院?).

Những năm cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]

Dinh thự Kobuntei ở thành phố Mito.

Từ năm 1869 đến 1873 (tức từ năm Minh Trị thứ 2 đến năm Minh Trị thứ 6), Yoshiko chuyển đến sống ở dinh thự Kobuntei trong vườn Kairaku-en mà người chồng quá cố của bà đã cho xây dựng. Con trai nuôi của bà, Akitake đã mời Yoshiko đến sống trong dinh thự của ông tại Koume, Tokyo là shimo-yashiki, một trong những dinh thự chính của gia tộc Mito ở Edo.[9] Trong thời gian này, bà chỉ sống với người con đẻ là Yoshinobu, và họ đã trao đổi thư từ cho nhau, một trong những bức thư đó có nột dung rằng: Yoshinobu đã được nhận nuôi trong gia tộc Hitotsubashi khi ông mới mười một tuổi [10] để có đủ điều kiện kế thừa chức Tướng quân Mạc phủ, do đó ông không còn được coi là hậu duệ trực tiếp của Yoshiko.[6]

Yoshiko phải mất nhiều năm để vượt qua định kiến của các chính trị gia thời Minh Trị cho rằng bà là một người chống chính phủ, vì bà là mẹ của vị Tướng quân cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản là Tokugawa Yoshinobu, người đã cho nổ súng chống lại những người ủng hộ chính phủ mới ở Kyoto, không những thế, gia tộc Mito của chồng bà được biết đến là triệt để chống lại việc mở cửa đất nước trong quan hệ đối ngoại và thương mại. Trong thời kỳ Minh Trị, Yoshiko đã bị những người bạn của mình ở Kyoto xa lánh, [d] nhưng về sau bà đã hán gắn lại mối quan hệ ruột thịt với cháu trai của mình là Vương tước Taruhito của gia tộc Arisugawa (ja) (1835 - 1895). Lúc này bà đã chuyển đến sống ở Tokyo và Vương tước Taruhito đã viết trong nhật ký của mình rằng kể từ sau tháng 1 năm 1873, Yoshiko đã mời ông đến thăm nơi ở của mình, gửi quà khi nghe tin ông bị ốm và khi biết tin về lễ đính hôn của ông vào tháng 6 năm 1873.[12]

Yoshiko đã lấy lại địa vị của mình khi người chồng Nariaki quá cố của bà được truy phong chức quan danh dự là Chính Nhị Vị(ja) vào năm 1873 một cách trang trọng và kỷ niệm dịp này bằng cách trao cho Vương tước Taruhito một món quà mà Naruhito đã tự tay làm.[13] Khi Vương phi Sadako, vợ của Vương tước Taruhito và là con gái nuôi của Yoshiko mất vì bạo bệnh vào năm 1872, Yoshiko vô cùng thương tiếc và bà đã thể hiện điều này bằng việc sắp xếp một cuộc đoàn tụ gia đình bào gồm những đứa con của Nariaki để tham dự lễ tưởng niệm, và đãi ngộ Vương tước Taruhito như một vị khách quý. Trưởng tử của bà là Ikeda Yoshinori (ja), Lãnh chúa miền Tottori, đã mời Akitake (anh ruột của Sadako), Atsuyoshi (con trai của Yoshiatsu), Matsudaira Tadakazu (thuộc lãnh địa Shimabara), Tsuchiya Tsugunao (thuộc lãnh địa Tsuchiura) cùng một số những người khác đến tham dự lễ tưởng niệm.[14] Quận chúa Ei, vợ của Akitake đã tham gia cùng họ, và cũng học trò môn phái thư pháp của Taruhito. [e]

Thụy hiệu của Yoshiko, Văn Minh Phu nhân (Bummei Fujin) được đề xuất bởi người chồng quá cố Nariaki của bà trước khi ông qua đời.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ As Yoshiko's marriage to a feudal lord was to join a lower social rank compared to the imperial household, it meant she would never come back to Kyoto, and visited the palace to bid farewell to her relatives and left a waka poem.[5]

    While the cherry blossoms will be at the peak in the remote place, / let the sweet smell reach above the clouds to the palace. (天ざかるひなにはあれど櫻花/雲の上まで咲き匂はなん
    Amazakaru hina niwa aredo sakurabana / kumo no ue made saki niowanan?
    )

  2. ^ As Yoshiko's marriage to a feudal lord was to join a lower social rank compared to the imperial household, it meant she would never come back to Kyoto, and visited the palace to bid farewell to her relatives and left a waka poem.[5]

    While the cherry blossoms will be at the peak in the remote place, / let the sweet smell reach above the clouds to the palace. (天ざかるひなにはあれど櫻花/雲の上まで咲き匂はなん
    Amazakaru hina niwa aredo sakurabana / kumo no ue made saki niowanan?
    )

  3. ^ In July, 1858 (Ansei 5th), the ko-metsuke (junior censor or intelligent survey officer) wrote the following statement to "Tairo" (ja) and Rōjū, the top rank officials.

    "Because for the temperament of Lady Behind the Screen (= Tomi-no-miya Yoshiko),[7] she writes often to those she cares on various topics, and that extends naturally to the housemaids or home makers under her supervision, but even to those controversial political topics related to home affairs or the maritime defenses. While the recent policy of the government is quite reasonable, it is said that she was quite upset with that arrangement.[8] As she is a relative to Prince Nikko the Monk, it seems that both share the same sentiment. It is rumored that she wrote a letter to Kyoto (Imperial court)."

    This letter would be the evidence that Yoshiko was deeply involved not only in home making of a feudal household, but also had her hands on in politics as well as interested in national defense matters.
  4. ^ In February 1869 her great niece Yoshiko (ngày 28 tháng 3 năm 1851 – ngày 4 tháng 1 năm 1895) by her brother's son Prince Arisugawa Takahito was married with Ii Naonori (ngày 22 tháng 5 năm 1848 – ngày 9 tháng 1 năm 1904). Naonori's father was Ii Naosuke, who ordered Nariaki's detainment in Mito.[11]
  5. ^ Princess Ei was born to aristrocrat Nakanoin Michitoyo (ja) and raised in Kyoto like Yoshiko was. They shared aristocratic culture of Kyoto.

Trích dẫn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Akimoto 2008, tr. 162.
  2. ^ Nishimura 1944, tr. 128–138.
  3. ^ Hirota 2012, tr. 185–236.
  4. ^ Takamatsu-no-miyake 1938.
  5. ^ a b Anthology 1939, tr. 18.
  6. ^ a b Shiba 1998, tr. 129–152.
  7. ^ "Lady Behind the Screen (御簾中 Go-renchū?)" was a honorific originally attached to those of imperial household during Heian period (794 – 1185). As it had propagated among samurai leaders, the Edo government restricted the use under feudal ranking system, and only the first wives of Shoguns as well as those of the lords of prominent Three Families or Gosanke were called with that. Later, the closest Shogun family household was extended to include Gosankyo, first wives of those lords were also called gorenjū: they were married to the heirs in line of Tokugawa Yoshimune's three sons, who had resided at Shimizu, Tayasu, and Hitotsubashi quarters inside the Edo castle properties.
  8. ^ The "recent policy" an intelligent survey officer mentioned in his letter implied to the Treaty of Amity and Commerce signed with the US the month that letter was sent.
  9. ^ Tokugawa Residents 2011, tr. 71–77.
  10. ^ Kirino, Sakujin (1998). “§5 Taikun to ason no hazama de [Being a Taikun and an Ason]”. Kokō no shōgun tokugawa yoshinobu: Mito no ko arisugawanomiya no mago ni umarete [Tokugawa Yoshinobu, the solitary Shogun: Born to Mito domain, a grandson of Arisugawa Prince] (bằng tiếng Nhật). OCLC 675593854.
  11. ^ Haga, Noboru; Ichibangase, Yasuko; Nakajima, Kuni; Soda, Koichi (1993). Nihon josei jinmei jiten [Japan Women's Who's Who]. Nihon Tosho Center.NCID BN09249637
  12. ^ Prince Taruhito diary 1935, tr. 7, 11, 27, 45, 83, 202.
  13. ^ Prince Taruhito diary 1935, tr. 213.
  14. ^ Prince Taruhito diary 1935, tr. 221-222.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Taruhito Shinnō nikki [Prince Taruhito Diary]. 2. Prince Taruhito of Takamatu-no-miya. Takamatu-no-miya Household. 1935. tr. 7, 11, 27, 45, 83, 202, 213, 221–222. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2019. Between Keio 4th and Meiji 14th (1868–1881)Quản lý CS1: khác (liên kết)Akimoto, Shigeharu (2008). “Tokugawa Yoshinobu, the 15th shogun: natural mother Yoshiko”. Tokugawa shōgun-ke bohi sōran [Headstones of the Tokugawa Shogun family]. Osaka: Parēdo. tr. 162. OCLC 675728533.Ibaraki Board of Education biên tập (1939). Aishō-shū engi [My Favorite Waka Poems Anthology]. Mito: Ibaraki Board of Education. tr. 18. doi:10.11501/1437963. OCLC 673118728. JPNO 44042091.Taruhito shinnō gyōjitsu. Tokyo: Takamatsu-no-miya household. 1938. OCLC 682955379.Matsudoshi Tojō Rekishikan biên tập (2011). Tokugawa akitake no yashiki Yoshinobu no sumai: Matsudoshi Tojō Rekishikan kikakuten. Akitake Tokugawa, Yoshinobu Tokugawa (contributors). Matsudo: Matsudoshi Tojō History Museum. tr. 71–77. OCLC 796783371.Takase, Shinkei (1905). “Toyama Kyoshu-ou monogatari narabini Teihoin dai-fujin no gosho”. Mito shidan: Koro jitsureki fu kino no yume [Kyoshu Toyama Story and the Calligraphy of Great Madam Teihoin]. Chugai Toshokyoku. OCLC 672446921.Shiba, Katsurako (tháng 9 năm 1998). “Tokugawa Yoshinobu no haha Teiho-in Yoshiko to oku-jochu Nishimiya Hide” [Thoughts about women in Edo era]. Edo-ki Onna Kou. Katsura bunko (9): 129–152. doi:10.11501/1835480. ISSN 1343-6821. OCLC 5174478406. JPNO 00081734.Shiba, Katsurako (tháng 9 năm 1998). “Tokugawa Yoshinobu no haha Teiho-in Yoshiko to oku-jochu Nishimiya Hide” [Thoughts about women in Edo era]. Edo-ki Onna Kou. Katsura bunko (9): 129–152. doi:10.11501/1835480. ISSN 1343-6821. OCLC 5174478406. JPNO 00081734.Hirota, Yoshitaka (ngày 30 tháng 3 năm 2012). “(Kenkyu nōto) Meiji zenki no "Kishin no cha no yu": "Taruhito Shinnō Nikki" oyobi "Higashikuze Michitomi Nikki" ni miru kissa bunka no jōkyō” [Aristocratic Tea ceremony in the Early Meiji Era: Tea Culture in the "Diary of Prince Arisugawa-no-miya Takahito" and the "Diariy of Higashikuze Michitomi"]. Nihon Kenkyu. 45: 185–236. doi:10.15055/00000465. OCLC 998016213. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2019.Matsudoshi Tojō Rekishikan biên tập (2011). Tokugawa akitake no yashiki Yoshinobu no sumai: Matsudoshi Tojō Rekishikan kikakuten. Akitake Tokugawa, Yoshinobu Tokugawa (contributors). Matsudo: Matsudoshi Tojō History Museum. tr. 71–77. OCLC 796783371.Shiba, Katsurako (tháng 9 năm 1998). “Tokugawa Yoshinobu no haha Teiho-in Yoshiko to oku-jochu Nishimiya Hide” [Thoughts about women in Edo era]. Edo-ki Onna Kou. Katsura bunko (9): 129–152. doi:10.11501/1835480. ISSN 1343-6821. OCLC 5174478406. JPNO 00081734.

Tài liệu đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách tài liệu
  • Tokugawa, Yoshinobu - tập sách triển lãm (1998)
  • Tojou Rekishikan 1992. Shōgun no f photourafī. MIỄN PHÍ (chủ biên), Matsudo: Bảo tàng Tojo Rekishikan. OCLC 675182337 OCLC   675182337 Một danh mục triển lãm.
  • Saigo no shougun Tokugawa Yoshinobu: Matsudo shisei shikō 55-shūnen, Meiji 130-shūnen kinen. Matsudo-shi Tojō Rekishikan, Matsudo-shi (Nhật Bản), Matsudo-shi Kyōiku Iinkai và Dự án JAC (chủ biên). 1998. Matsudo: Matsudo-shi Tojou Rekishikan. OCLC 42073815 OCLC   42073815 - Một danh mục cho triển lãm đặc biệt: phòng của các sứ giả và phòng tiếp viên được xây dựng lại trong biệt thự của Tojō-tei. Được tài trợ bởi Thành phố Matsudo và Hội đồng Giáo dục Matsudo, được tổ chức tại Matsudo-shi Tojō Rekishikan, 28 tháng 4 đến 21 tháng 6 năm 1998.
  • Triển lãm đặc biệt kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Kichizaemon: Ukai Kichizaemon Kōkichi đến bakumatsu. (1998) Bisai: Bảo tàng Lịch sử và Nhân loại học (còn gọi là Bisaishi Rekishi Minzoku Shiryōkan) (chủ biên). - Danh mục triển lãm số 51. OCLC 675921057 OCLC   675921057
  • Bakumatsu Nihon to Tokugawa Nariaki: Heisei 20-nendo tokubetsuten. (2008) Ibaraki Kenritsu Rekishikan (chủ biên). Mito, Ibaraki: Bảo tàng lịch sử tỉnh Ibaraki. OCLC 727610501 OCLC   727610501